4 lưu ý để chọn được loại bánh nỉ phù hợp với từng chất liệu kim loại

Trong ngành công nghiệp hoàn thiện bề mặt kim loại, bánh nỉ đánh bóng (hay còn gọi là phớt nỉ) là một công cụ không thể thiếu. Được sử dụng để mài mòn, đánh bavia, tạo độ bóng và hoàn thiện sản phẩm, bánh nỉ trở thành lựa chọn hàng đầu trong việc xử lý bề mặt kim loại.

Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối đa, việc lựa chọn bánh nỉ phù hợp với chất liệu kim loại và nhu cầu sử dụng rất quan trọng. Dưới đây là 4 yếu tố quan trọng giúp bạn lựa chọn bánh nỉ đúng cách.

1. Chọn loại hạt mài phù hợp với kim loại

Bánh nỉ đánh bóng được sản xuất từ sự kết hợp của nhiều loại hạt mài khác nhau, và mỗi loại hạt sẽ phù hợp với các loại kim loại cụ thể. Cùng tham khảo các loại hạt mài phổ biến dưới đây:

Hạt Nhôm Oxit (Alumina Oxide)

Nhôm oxit (Alumina Oxide): Là loại hạt mài phổ biến với hình dạng hạt tròn, độ cứng cao và thành phần hóa học ổn định. Hạt mài này giúp phá tạo xước nhanh, đồng đều và mang lại bề mặt sáng hơn so với nhiều loại hạt mài khác.
Nhôm oxit thường được ứng dụng trong bánh nỉ đỏ, nâu, đặc biệt phù hợp để mài các kim loại mềm như atimol, nhôm, đồng, kẽm. Ngoài ra, nó còn hiệu quả trong việc tạo hiệu ứng hairline sau công đoạn xi mạ, giúp bề mặt kim loại có độ hoàn thiện cao.
Hạt Silicon Carbide

Silicon Carbide: Là hạt mài có hình dạng sắc cạnh, độ cứng cao và khả năng chịu nhiệt tốt. Loại hạt này giúp tăng khả năng phá bề mặt, tạo vết xước rõ ràng và duy trì độ mài mòn ổn định trên sản phẩm.

Silicon Carbide đặc biệt phù hợp để xử lý kim loại cứng hoặc các bề mặt yêu cầu xử lý kỹ lưỡng. Hạt mài này thường được ứng dụng trong bánh nỉ xám, đen, giúp tối ưu hóa hiệu quả mài và tạo bề mặt đồng đều.

  • Ceramic: Đây là loại hạt ít phổ biến trên thị trường nhưng phù hợp với kim loại dễ bắt nhiệt như Titan. Ceramic giúp tránh tình trạng cháy sản phẩm trong quá trình mài.
Lưu ý: Việc chọn đúng loại hạt mài giúp tối ưu hóa chất lượng và hiệu quả xử lý bề mặt, tiết kiệm thời gian và chi phí trong quá trình sản xuất.

2. Lựa chọn kích thước bánh nỉ theo sản phẩm

Bánh nỉ được sản xuất với nhiều kích thước khác nhau để đáp ứng đa dạng nhu cầu sử dụng. Việc lựa chọn kích thước phù hợp phụ thuộc vào đặc điểm sản phẩm và thông số kỹ thuật của thiết bị.

  • Đường kính: Lựa chọn dựa trên thông số kỹ thuật của máy và kích thước sản phẩm cần xử lý.

  • Độ dày: Dựa vào diện tích tiếp xúc với bề mặt sản phẩm, giúp tối ưu tốc độ xử lý và hiệu quả mài.

  • Lỗ trục: Phù hợp với cấu tạo trục chính của máy, thường có các kích thước phổ biến như lỗ trũ hình tròn (18mm, 32mm, 50mm) hoặc hình lục giác (30mm, 32mm).

3. Lựa chọn độ nhám (cỡ hạt mài) phù hợp với mục đích sử dụng

Bánh nỉ được sản xuất với nhiều cỡ hạt mài khác nhau, tùy theo yêu cầu xử lý bề mặt của sản phẩm. Thông thường, độ nhám được chia thành cấp độ thô, trung và tinh.

Lưu ý: Cỡ hạt mài (#) càng nhỏ thì hạt càng lớn, khả năng cắt gọt mạnh hơn nhưng bề mặt thô hơn. Ngược lại, cỡ hạt càng lớn thì bề mặt càng mịn.

  • Bánh nỉ thô ( #40 - #80 ): Được sử dụng để mài bavia và mài phá bề mặt khi bị hiện tượng da cam, giúp xóa vết xước sâu do nhám thô dây để lại, tạo bề mặt đồng đều hơn. Phù hợp cho các công đoạn xử lý thô, yêu cầu loại bỏ bavia nhanh và mạnh.

  • Bánh nỉ trung ( #120 - #240 ): Thường để lấy lại bề mặt do bước xử lý ban đầu, xóa đi các vết xước nhẹ tạo hiệu ứng hairline trên bề mặt. Đây cũng là cỡ hạt thường được dùng cho công đoạn tạo xước hairline.

  • Bánh nỉ tinh ( #320 - #800 ): Dành cho việc mài mịn và làm sáng bề mặt, giúp sản phẩm có độ hoàn thiện cao hơn. Tạo xước satin, giúp bề mặt sản phẩm xi mạ đẹp, đảm bảo chất lượng thẩm mỹ và hoàn thiện sản phẩm với độ chính xác cao.

Chọn độ nhám phù hợp giúp tạo ra kết quả mài đồng đều, đảm bảo bề mặt sản phẩm đẹp và sẵn sàng cho các công đoạn hoàn thiện tiếp theo.

4. Độ cứng của bánh nỉ phù hợp với kim loại

Độ cứng của bánh nỉ là một thông số quan trọng, quyết định lực mài mòn phù hợp với từng loại vật liệu. Độ cứng này thường được ký hiệu bằng chữ "D" hoặc "P", trong đó số càng lớn thì độ cứng càng cao.

  • Kim loại mềm: Thường sử dụng bánh nỉ có độ cứng 5D, 7D, giúp quá trình mài mòn diễn ra nhẹ nhàng, hạn chế hư hại bề mặt sản phẩm.
  • Kim loại cứng: Ưu tiên bánh nỉ có độ cứng 5P, 7P, 9P, giúp tăng tốc độ cắt gọt, giảm mức tiêu hao, tối ưu hiệu suất làm việc.

Lưu ý khi chọn độ cứng:

  • Sản phẩm có bề mặt lõm, góc cạnh hoặc cong: Cần chọn độ cứng phù hợp để tăng độ đàn hồi, giúp mài mòn đều và đạt hiệu quả tối ưu.
  • Sản phẩm dạng mặt phẳng, yêu cầu cắt gọt cao: Nên kết hợp cỡ hạt phù hợp với độ cứng cao để tăng hiệu suất xử lý bề mặt.

Việc lựa chọn đúng độ cứng không chỉ đảm bảo chất lượng hoàn thiện sản phẩm mà còn giúp tối ưu thời gian và chi phí mài mòn.

Chọn bánh nỉ phù hợp giúp nâng cao chất lượng sản phẩm

Việc lựa chọn đúng loại bánh nỉ phù hợp với chất liệu kim loại và mục đích sử dụng không chỉ giúp bạn tiết kiệm chi phí mà còn mang lại hiệu quả mài mòn cao, bề mặt sáng bóng và độ thẩm mỹ vượt trội. Hãy áp dụng những lưu ý trên để chọn bánh nỉ đúng cách và đạt được kết quả tối ưu trong quy trình xử lý bề mặt kim loại.

Nếu bạn cần tư vấn thêm hoặc muốn tìm hiểu về các loại bánh nỉ chất lượng, LEKAR Group luôn sẵn sàng hỗ trợ và cung cấp sản phẩm chính hãng, giúp bạn nâng cao chất lượng sản phẩm và tiết kiệm chi phí trong sản xuất.

Liên hệ ngay qua hotline 02437 646469 hoặc truy cập danhbongkimloai.com.vn để được tư vấn chi tiết.

>>>Xem thêm: Hướng dẫn lắp đặt và sử dụng bánh nỉ đúng cách | 4 Bước chuẩn bị bề mặt sản phẩm trước khi đánh bóng bằng bánh nỉ